Recent

4/recentposts

Monday 20 May 2019

DIGITAL TRANSFORMATION CHO MÔ HÌNH KINH DOANH BHNT TRUYỀN THỐNG


Mình có biết một số công ty BHNT hiện đang kinh doanh theo mô hình truyền thống, nhưng lại so sánh với một số công ty đang làm theo mô hình ứng dụng digital transformation. Họ đưa ra yêu cầu cho nhân viên tại sao các công ty đó làm được mà công ty mình lại làm không được, hơn nữa lại đẩy trọng trách này cho một hai bộ phân trong đó có IT để làm công việc này? Nếu nghĩ digital transformation là chỉ cần phát triển một vài ứng dụng web hay mobile applications thì hoàn toàn không đúng và sẽ bị thất bại ngay khi xây dựng hoặc thực thi. Bởi vì digital transformation không phải chỉ có đơn độc IT hoặc một hoặc hai bộ phận trong công ty, mà nó đòi hỏi một chiến lược lâu dài được kích hoạt từ các cấp cao nhất của công ty với sự tham gia của tất cả các bộ phận trong công ty để cùng xây dựng chiến lược digital transformation hoàn chỉnh, bao gồm con người, sản phẩm, kênh phân phối, thị trường/marketing, CNTT, mô hình kinh doanh, dữ liệu, operations, customer experience, v.v.v….(có thể tham khảo thêm bài của mình trên LinkedIn hồi 3/12/2018). Hơn nữa, muốn làm digital transformation mà không muốn đầu tư, ép tất cả đều làm in-house thì khó có thể thành công nhanh và đạt kết quả như kỳ vọng. Khi đã chấp nhận cuộc chay đua digital transformation thì phải chấp nhận đầu tư tốn kém, tuy nhiên kết quả/hiệu quả của digital transformation mang lại thì có thể rất lớn nếu làm đúng.

Đừng bao giờ nghĩ là công ty mình vừa mới làm được một hai mobile apps là có thể tự hào nghĩ mình đầu thị trường, hệ thống của tôi hơn hẳn các công ty đầu tư digital bài bản. Phải nên nhìn tổng thể họ đã đi đến đâu, mình đang ở đâu. Ví dụ công ty bạn đi sau làm eApp, tổng hợp ý tưởng (copy) của các công ty đi trước, sau đó làm eApp. Tung ra thị trường nói rằng eApp của mình là tối ưu, là tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, bạn mới chỉ dửng lại ở mức eApp thôi, còn đối thủ của bạn đã đi quá xa rồi. Họ đã ứng dụng Sales of Point và STP trong quy trình bán hàng của họ: từ lead management, FNA, eIllustration, eApp, eSignature, eSubmission, ePayment, sau đó đến kết nối back-end auto-process để khách hàng nhận ngay HĐBH điện tử nếu HĐ được tự động cấp ngay sau khi submit, v.v.v……như mình đã nói, nếu công ty kinh doanh theo kiểu truyền thống mà xây dựng chiến lược digital transformation một cách manh mún, rời rạc thì sẽ không thành công, ngược lại còn tốn nhiều chi phí và thời gian vô ích.
Ví dụ khác về sản phẩm, để xây dựng được sản phẩm digital, các công ty chuyên về digital họ đã xây dựng được cả một hệ thống nghiên cứu rất kỹ để khai sinh ra sản phẩm digital phù hợp với cả mục tiêu của công ty, công nghệ, quy trình, kênh thanh toán và kênh phân phối. Sau đó họ mới tiến hành phát triển sản phẩm này trên các platforms khác nhau để bán sản phẩm. Trong khi công ty kinh doanh theo mô hình truyên thống thì chỉ có một vài ứng dụng mobile nhỏ lẻ, bạn chưa định hình hay xây dựng một hệ thống (không phải chỉ có hệ thống CNTT) đầy đủ mà lại ép IT, operations đẩy nhanh việc bán sản phẩm bảo hiểm online trên trang portal của công ty (vì muốn làm in-house và không muốn chi tiền cho các kênh khác) thì làm sao làm được. Đơn giản, thứ nhất, chưa xác định được mục đích bán sản phẩm online hay thiết kế được sản phẩm bán online sẽ như thế nào? Không thể bưng sản phẩm truyền thống hiện tại bán online được vì nó quá phức tạp, khách hàng không hiểu sản phẩm thì sao họ mua được? Nếu bán qua portal của công ty thì phải đặt câu hỏi brandname của công ty có đủ lớn như Pru, Manu, Daiichi, v.v.v…để khách hàng vô trang portal mua sản phẩm online của công ty? Về thanh toán, hay xử lý dữ liệu đã sẵn sàng cho việc bán online chưa? Đội ngũ nhân viên hỗ trợ đã sẵn sang chưa? Còn nhiều thứ khác mà công ty cần phải cân nhắc và xem xét nữa.

Do đó digital transformation là một quá trình, là chiến lược lâu dài chứ không thể làm một cách manh mún mà thành công được. Hãy chọn những chuyên gia tốt nhất, giỏi nhất trong công ty hoặc ngoài công ty để cùng nhau xây dựng một chiến lược bài bản thay vì ép một vài thành viên/bộ phận làm một cách tự phát hoặc copy một phần của những công ty khác. Thông thường các công ty lớn họ đều có CDO để xây dựng và triển khai chiến lược digital transformation, vì đa số CIO quá đi sâu về kỹ thuật rất khó có thể xây dựng và triển khai chiến lược digital transformation được, chỉ có những CIO nào giỏi về cả nghiệp vụ và kỹ thuật thì mới có thể chuyển đổi tốt sang vị trí CDO. 
Digital transformation là xu hướng tất yếu hiện nay, nếu bạn chậm chân trong cuộc đua này thì các bạn sẽ bị tụt hậu xa với đối thủ của mình, và có thể sẽ tự kết liễu mình giống như một số công ty lớn đã bị khai tử.
Chúc công ty của các bạn thành công trong việc xây dựng và thực thi chiến lược digital transformation
Phan Hoai Nam – FOUNDER/CTO CREATIVE ERA

Share:

0 comments:

Post a Comment

Search This Blog

Blog Archive

Unordered List